Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang lựa chọn xây dựng thương hiệu cá nhân để thúc đẩy sự phát triển. Tại sao họ lại chọn biện pháp này trong vô vàn các sự lựa chọn khác? Chia sẻ dưới đây sẽ giải thích giúp bạn thắc mắc này.
Thực tế đã có không ít các nhà lãnh đạo thành công trong việc thương hiệu cá nhân của mình. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp không quan tâm đến các hoạt động này. Với những lý do sau đây, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khác đi về vấn đề thương hiệu của một nhà lãnh đạo.
>> Xem thêm: Tìm hiểu chức năng của thương hiệu đối với cá nhân và doanh nghiệp
Khi truyền thông thương hiệu qua các kênh online ngày càng bùng nổ, hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư một mức chi phí khủng để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, trước những thông tin quá lớn được truyền tải đã bắt đầu chọn lọc thông tin hơn và không dễ dàng tin vào các lời quảng cáo. Trước tình trạng này, các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp là những người đại diện thương hiệu nhằm tác động đến người dùng.
Ảnh minh họa: Nhà lãnh đạo cũng có thể trở thành một người đại diện thương hiệu
Các nhà lãnh đạo sẽ là những người hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn ai hết. Thế nên, một khi xây dựng thương hiệu cá nhân thành công sẽ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ và tạo được niềm tin cho khách hàng mà đôi khi còn hơn cả KOL.
Trong một doanh nghiệp, lãnh đạo sẽ chính là "đại sứ thương hiệu", ngoài tài năng và trí tuệ thì uy tín và đạo đức kinh doanh là yếu tố quan trọng. Điều này quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ đang dẫn dắt.
Thông thường, thương hiệu riêng của nhà lãnh đạo được xem xét qua 4 yếu tố gồm có: phát ngôn, hành động, thái độ và cả phong cách về thời trang. Trong mỗi yếu tố này, lãnh đạo đều có thể thể hiện được hình ảnh, định vị, sứ mệnh của doanh nghiệp. Sự hội tụ của tất cả các yếu tố sẽ giúp nhà lãnh đạo trở thành người đại diện hàng đầu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, thương hiệu cá nhân đôi khi cũng tạo nên các cuộc khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng nếu hình ảnh của lãnh đạo được chọn có những tiêu cực. Chính vì vậy, quá trình xây dựng thương hiệu cần luôn đề phòng trước mọi rủi ro và có biện pháp thích hợp để xử lý khủng hoảng kịp thời.
Ảnh minh họa: 4 yếu tố làm nên thương hiệu cá nhân ( phát ngôn, hành động, thái độ, phong cách thời trang)
Với một doanh nghiệp còn mới, việc truyền thông thương hiệu luôn được chú trọng phát triển hàng đầu. Chính những lúc này, sự uy tín của các nhà lãnh đạo sẽ là một tác động lớn đối với những nhà đầu tư, các khách hàng tiềm năng. Thương hiệu cá nhân lãnh đạo giúp dễ dàng tạo niềm tin cho khách hàng về doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Lãnh đạo luôn là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào nên sự kết nối thương hiệu giữa cá nhân lãnh đạo và công ty ngày càng trở nên phổ biến. Thương hiệu cá nhân lãnh đạo trở thành biện pháp hữu hiệu tốn ít chi phí để phát triển doanh nghiệp. Hãy áp dụng ngay biện pháp này để gia tăng sức mạnh cho toàn doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình bạn nhé.
Ảnh minh họa: Xây dựng thương hiệu cá nhân lãnh đạo hiệu quả
Bước 1: Xây dựng hệ thống châm ngôn riêng
Mọi phát ngôn từ lãnh đạo không chỉ có tác dụng gắn kết nhân viên nội bộ mà còn cần thể hiện được sự kết nối giữa tiếng nói cá nhân với doanh nghiệp của bạn. Có như vậy bạn mới có thể phát triển thương hiệu một cách bền vững.
Những yếu tố để xác định căn cứ cho lời tuyên bố của lãnh đạo: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty đang được triển khai, một số nguyên tắc và tiêu chuẩn trong phong cách của một người đại diện thương hiệu.
Bước 2: Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá lại các hoạt động xây dựng thương hiệu
Để đánh giá độ hiệu quả của các hoạt động xây dựng thương hiệu bạn cần có các biện pháp để đo lường. Các yếu tố này sẽ giúp các công việc đang triển khai đạt đến mức độ hiệu quả như thế nào.
Tại bước này, bạn cần xem xét và đưa ra tất cả những yếu tố đánh giá thể hiện được hết kết quả của toàn bộ quá trình. Sau đó, đến giai đoạn đo lường bạn chỉ cần dựa vào những điểm đã đề ra. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn nhanh chóng biết được hiệu quả.
Bước 3: Đưa ra những hành động cụ thể cho nhà lãnh đạo
Sự tương tác giữa những nhà lãnh đạo và khách hàng là điều kiện tất yếu để xây dựng thương hiệu cá nhân. Các hoạt động này có thể là những buổi chia sẻ, trao đổi, đào tạo nghiệp vụ,...Để mọi việc được triển khai nhanh chóng và liền mạch, bạn cần có một kế hoạch cụ thể và lịch trình rõ ràng làm căn cứ để thực hiện.
Một lưu ý nhỏ là bạn nên bắt đầu bằng những kế hoạch ngắn hạn, sau đó đo lường, đánh giá để rút kinh nghiệm cho kế hoạch dài hạn tiếp theo.
Bước 4: Có phương án dự phòng cho khủng hoảng truyền thông
Rủi ro từ các hoạt động truyền thông có thể phát sinh bất cứ lúc nào, do đó bạn cần lường trước và có biện pháp xử lý ngay từ kế hoạch ban đầu của mình. Có như vậy, bạn mới có thể chủ động trong tất cả mọi tình huống dù có khủng hoảng xảy ra.
Có sự chuẩn bị trong tất cả mọi việc sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả đạt được cũng cao hơn.
Bước 5: Đo lường hiệu quả
Xây dựng thương hiệu cá nhân lãnh đạo không khó nhưng không phải 100% nhà lãnh đạo có thể xây dựng thành công. Do đó, việc dừng lại sau mỗi kế hoạch ngắn và dài hạn để đo lường hiệu suất để có thể điều chỉnh kịp thời và đúng hướng là điều bắt buộc các nhà lãnh đạo phải làm.
Là một bước cần thiết trong quá trình tạo dựng thương hiệu cá nhân, bạn chỉ cần căn cứ đánh giá theo những tiêu chuẩn được đưa ra từ bước 2. Khi thực hiện mọi việc có kế hoạch và đúng lộ trình, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả đạt được cũng cao hơn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình cần có sự đầu tư và theo dõi sát sao trong từng hoạt động , nếu là một người mới bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Sẽ là tốt nhất nếu bạn có khả năng tự điều chỉnh ở mỗi giai đoạn, rõ ràng trong từng bước thực hiện. Hãy tham gia các khóa học và tự tích lũy kiến thức cần thiết để chủ động thực hiện mục tiêu của mình.
>>Tham khảo các khóa học Tại đây.