An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙
Trang chủ/ Tin sự kiện

CHIẾN LƯỢC 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Phát triển thương hiệu là con đường nhanh nhất để đưa sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn đến gần với khách hàng. Nhưng làm thế nào để thương hiệu phát triển nhanh nhất thì không phải doanh nhân nào cũng biết. Dưới đây là chiến lược 4 bước phát triển thương hiệu hiệu quả, cùng Diệu Thúy theo dõi và lưu lại khi cần bạn nhé.

Phát triển thương hiệu là con đường nhanh nhất để đưa sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn đến gần với khách hàng. Nhưng làm thế nào để thương hiệu phát triển nhanh nhất thì không phải doanh nhân nào cũng biết. Dưới đây là chiến lược 4 bước phát triển thương hiệu hiệu quả, cùng Diệu Thúy theo dõi và lưu lại khi cần bạn nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bằng chính thương hiệu cá nhân lãnh đạo

Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng phát triển thương hiệu?

Ảnh minh họa: Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng phát triển thương hiệu?

Với doanh nghiệp, khi thương hiệu của họ được khách hàng nhìn thấy, nghe thấy và được ghi nhớ đồng nghĩa với việc họ đã thành công việc kết nối giữa khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp.

Quá trình phát triển thương hiệu cũng chính là quá trình tạo niềm tin, trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Mở rộng thị trường, quy mô, quảng bá sản phẩm, tăng doanh số,...

Tạo sự tín nhiệm, thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Đồng thời là niềm tự hào cho đội ngũ nhân viên đã và đang cống hiến cho doanh nghiệp của bạn.

>>Xem thêm: 

Thương hiệu doanh nghiệp là gì? Mối quan hệ với thương hiệu cá nhân

Corporate - Relationship with personal brand

Phát triển thương hiệu với chiến lược 5 bước

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Tệp câu hỏi xác định thị trường sau sẽ giúp bạn

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Làm thế nào để khách hàng cảm nhận được thương hiệu
  • Tại sao khách hàng tin tưởng bạn
  • Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn là ai?
  • Giá trị doanh nghiệp của bạn mang lại cho thị trường
  • Sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn và khách hàng là gì?
  • Bạn giải quyết các vấn đề của khách hàng như thế nào?

Trả lời được tệp câu hỏi trên bạn đã nghiên cứu thành công thị trường mà bạn cần để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là nhóm khách hàng cụ thể doanh nghiệp của bạn muốn tiếp cận thông qua thông điệp truyền tải.

Ảnh minh họa: Đối tượng mục tiêu là nhóm khách hàng cụ thể doanh nghiệp muốn tiếp cận

  • Mỗi tệp khách hàng sẽ có những đặc điểm chung và bị thương hiệu của bạn thu hút một cách tự nhiên
  • Doanh nghiệp càng xác định rõ đối tượng mục tiêu thì khả năng kết nối giữa thương hiệu với khách hàng càng lớn.
  • Một số cách để tiếp cận đối tượng mục tiêu bạn sẽ cần:
  • Sử dụng quảng cáo tinh lọc nhắm tới khách hàng mục tiêu: Các nền tảng trực tuyến, tiếp thị in ấn hoặc một số phương thức truyền thống khác sẽ giúp dễ dàng xác định phân khúc khách hàng hơn.
  • Thu thập phản hồi của khách hàng: Bằng nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp thu thập được phản hồi từ khách hàng như khảo sát, thăm dò ý kiến với bảng câu hỏi. Từ đó, điều chỉnh nhận diện thương hiệu và thông điệp kết nối các nhóm mục tiêu.
  • Tạo ra nội dung hữu ích và có liên quan: Tạo ra những nội dung có ích và thu hút luôn là việc làm cần thiết dù cho doanh nghiệp của bạn đã nỗ lực trên các nền tảng kỹ thuật số.

>> Xem thêm: 

Khách hàng mục tiêu là gì? 3 lý do phải xác định khách hàng mục tiêu

Cách xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Các bước xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Bước 3: Định vị thương hiệu và thông điệp thương hiệu

Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp tìm ra và khẳng định sự khác biệt so với đối thủ, đồng thời cũng liên quan trực tiếp về lòng trung thành của khách hàng.

Phân tích những vấn đề sau để định vị thương hiệu dễ dàng hơn:

  • Khách hàng muốn gì?
  • Giá trị bạn mang tới là gì?
  • Đối thủ định vị thương hiệu như thế nào?
  • Có thông điệp thương hiệu cốt lõi

Ảnh minh họa: Một thông điệp có tiếng vang sẽ giúp tạo sự khác biệt ở thương hiệu của bạn

Một thông điệp có tiếng vang sẽ giúp tạo sự khác biệt ở thương hiệu của bạn.

>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học định vị bản thân nào uy tín, chất lượng hiện nay

Bước 4: Các kênh truyền thông, quảng bá thương hiệu

Chiến lược tiếp thị với đầy đủ công cụ kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các đối tượng theo nhiều cách khác nhau.

Bạn có thể tham khảo những nền tảng dưới đây:

  • Website

Tạo trải nghiệm cuối cùng của người dùng trên trang web là phần quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu. Phát triển trang web bao gồm việc làm cho mọi yếu tố phù hợp với tính cách thương hiệu.

  • Logo

Ảnh minh họa: Logo là biểu tượng tóm tắt khách hàng trải nghiệm thương hiệu

Logo là biểu tượng tóm tắt khách hàng trải nghiệm thương hiệu. Logo phải được thiết kế thu hút sự chú ý, ấn tượng ban đầu mạnh mẽ và thiết lập nền tảng nhận dạng thương hiệu doanh nghiệp sau này.

  • Chiến lược tiếp thị nội dung

Chiến lược tiếp thị nội dung là thúc đẩy chuyển đổi có lợi của khách hàng. Nội dung chất lượng là cốt lõi của tất cả các kênh tiếp thị cả kỹ thuật số và truyền thống. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có một chiến lược tiếp thị hiệu quả.

  • Tài liệu tiếp thị

Tài liệu tiếp thị bao gồm brochure, sell sheet, mailer, danh thiếp, bảng hiệu và màn hình quảng cáo. Doanh nghiệp có công cụ hỗ trợ tiếp thị chất lượng cao sẽ hỗ trợ chuyển đổi khách hàng tiềm năng bên ngoài các kênh kỹ thuật số hiệu quả.

  • Quản lý nội dung

Thị trường thay đổi doanh nghiệp sẽ không thể giữ nguyên lợi thế và tiếp tục thu hút khách hàng mới. Quản lý thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì khách hàng trung thành. Chiến lược vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp quản lý giá trị thương hiệu và chuẩn bị cho những biến động bất ngờ của thị trường.

>> Xem thêm: Cách phát triển thương hiệu bền vững khi tạo thương hiệu cá nhân

Bước 5: Đánh giá, đo lường

Là bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu để đảm bảo mọi hoạt động đúng theo lộ trình và có hiệu quả, bạn cần chú trọng thực hiện bước này. 

Ảnh minh họa: Dừng lại để đánh giá, đo lường hiệu suất để đảm bảo quá trình xây dựng thương hiệu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả

Dừng lại sau mỗi kế hoạch ngắn hoặc dài hạn và đo lường hiệu suất của từng giai đoạn để rút kinh nghiệm hay điều chỉnh kịp thời. Việc này sẽ đảm bảo quá trình xây dựng thương hiệu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả.